Bất chấp Vision Pro bị chê ‘flop’, vì sao Apple vẫn mơ về “kỳ tích” kính thông minh AR đeo cả ngày không khó chịu?
Sau cú ‘flop’ (tạm dịch: Không đạt được thành công như mong đợi) của kính Vision Pro, theo các báo cáo mới nhất từ các nhà phân tích uy tín, Apple dường như đang chuyển hướng từ một phiên bản Vision Pro giá rẻ sang kính thông minh. Sản phẩm này được dự đoán sẽ nằm giữa kính Ray-Ban Meta 300 USD và nguyên mẫu Meta Orion huyền thoại. Vấn đề đặt ra là liệu Apple có thể tạo ra một thiết bị vừa công nghệ lại vừa thoải mái khi đeo hay không.
Mark Gurman của Bloomberg vừa đưa tin Apple đang tiến hành một cuộc khảo sát nội bộ cho một sáng kiến có tên là Atlas. Các nguồn tin giấu tên của Gurman cho biết gã khổng lồ công nghệ Cupertino (Mỹ) đang hỏi ý kiến nhân viên về kính thông minh. Theo Bloomberg, công ty đang tìm kiếm những chia sẻ của nhân viên về “một nghiên cứu người dùng sắp tới với kính thông minh hiện có trên thị trường”.
Động thái này diễn ra cùng thời điểm nhà phân tích chuỗi cung ứng của Apple, Ming-Chi Kuo, đăng trên Twitter rằng Apple đang trì hoãn kế hoạch cho một chiếc Apple Vision Pro giá rẻ hơn “sau năm 2027”. Thay vào đó, điều tốt nhất mà chúng ta có thể hy vọng về Apple Vision Pro là một mẫu Pro mới vào năm 2025 với bộ xử lý M5. Phiên bản hiện tại sử dụng chip M2, vốn đã rất mạnh mẽ cho hầu hết các tác vụ. Vision Pro hiện có giá 3.500 USD và CEO Apple, Tim Cook, đã thẳng thắn nói rằng đây là loại thiết bị sẽ có thị trường hạn chế.
Hiện tại, thị trường kính thông minh còn khá nhỏ, với một số cái tên như XReal – nhà sản xuất Air 2 Ultra và Beam Pro đi kèm, hay Spacetop G1 – một chiếc máy tính xách tay với kính AR được sản xuất bởi Sightful. Tất nhiên, không thể không nhắc đến Meta với Ray-Ban Meta, đủ tốt để chụp ảnh và gọi Điện thoại nhưng chưa phải là bước đột phá trong lĩnh vực thiết bị đeo AI. Meta Orion vẫn là một nguyên mẫu ban đầu đắt tiền mà chỉ một số ít người được dùng thử nghiệm bên ngoài Meta.
Meta ban đầu khá bất ngờ trước doanh số bán hàng tốt của kính Ray-Ban Meta. Một phần của thành công đó chắc chắn là do nhận diện thương hiệu. Ngay cả với phần gọng được kéo dài để chứa hai cảm biến, chiếc kính vẫn trông phù hợp với bất kỳ khuôn mặt nào. Sau khi các “ông lớn” công nghệ muốn lôi kéo nhà sản xuất kính này, Meta dường như đã ký hợp đồng với EssilorLuxottica (chủ sở hữu thương hiệu Ray-Ban). Công ty đã phát hành kính được cập nhật trong năm nay với tròng kính chuyển màu.
Tuy nhiên, ngay cả trọng lượng tăng thêm hạn chế của Ray-Bans cũng khiến chúng kém thoải mái hơn so với kính râm thông thường. Thêm nữa, nó bắt đầu gây khó chịu ở sống mũi của người dùng. Nếu có công ty nào có thể coi trọng hình thức hơn chức năng thì đó là Apple. Vision Pro là một ví dụ điển hình cho điều đó. Khung kim loại và màn hình ngoài cồng kềnh khiến nó trở thành tai nghe nặng hơn so với các đối thủ của Apple như Meta Quest 3 và 3S.
Một cặp kính AR thực sự là “quả chuông vàng” cho bất kỳ công ty công nghệ nào. Meta và Apple đều mơ về một máy tính đeo được cho phép người dùng nhìn thấy và thậm chí chiếu nội dung trực tiếp trước mắt. Trong khi đó, người dùng lại mong mỏi một thiết bị thực sự thoải mái khi đeo mọi lúc. Apple đã rất chú ý đến điều này trong quá khứ. Dù Thung lũng Silicon luôn bị ám ảnh bởi việc tích hợp càng nhiều tính năng càng tốt bên trong một thiết bị duy nhất, đôi khi ít hơn lại là nhiều hơn.
Nguồn tin từ: https%3A%2F%2Fgenk.vn%2Fbat-chap-vision-pro-bi-che-flop-vi-sao-apple-van-mo-ve-ky-tich-kinh-thong-minh-ar-deo-ca-ngay-khong-kho-chiu-20241106220120099.chn